[Tóm Tắt & Review Sách ]"Đắc Nhân Tâm" - Nghệ Thuật Chinh Phục Lòng Người

  


[Tóm Tắt & Review Sách ]"Đắc Nhân Tâm" - Nghệ Thuật Chinh Phục Lòng Người

📽️

Trong xã hội ngày nay mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp là hai yếu tố không thể tách rời và luôn đi liền với nhau. Việc sinh sống và làm việc trong một cộng đồng chắc chắn sẽ không tránh khỏi vấn đề giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, ngày nay nó còn là một trong những yếu tố quyết định bạn có phải là một người thành công hay không. Việc giao tiếp tốt đồng nghĩa với bạn có một mạng lưới mối quan hệ rộng và ngược lại. Nhưng không phải ai sinh ra đã có kỹ năng giao tiếp tốt thậm chí có những người còn rụt rè, thiếu tự tin không có kỹ năng giao tiếp gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống. Vậy làm sao để khắc phục nhược điểm giao tiếp kém và cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình? Hãy đọc ngay cuốn sách đắc nhân tâm cuốn cẩm nang bạn không thể thiếu trong cuộc đời.

Giới thiệu tác giả

Dale Carnegie (24/11/1888 – 1/11/1955) là một nhà văn và nhà thuyết trình Mỹ và là người phát triển các lớp tự giáo dục, nghệ thuật bán hàng, huấn luyện đoàn thể, nói trước công chúng và các kỹ năng giao tiếp giữa mọi người. Ra đời trong cảnh nghèo đói tại một trang trại ở Missouri, ông là tác giả cuốn Đắc Nhân Tâm, được xuất bản lần đầu năm 1936, một cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất và được biết đến nhiều nhất cho đến tận ngày nay. Ông cũng viết một cuốn tiểu sử Abraham Lincoln, với tựa đề Lincoln con người chưa biết, và nhiều cuốn sách khác.

Carnegie là một trong những người đầu tiên đề xuất cái ngày nay được gọi là đảm đương trách nhiệm, dù nó chỉ được đề cập tỉ mỉ trong tác phẩm viết của ông. Một trong những ý tưởng chủ chốt trong những cuốn sách của ông là có thể thay đổi thái độ của người khác khi thay đổi sự đối xử của ta với họ.

Nội dung chính

Đắc nhân tâm – How To Win Friends and Influence People của Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (Best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền.

Tác phẩm có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn – dù bạn đi đến bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là quyển sách đầu tiên và hay nhất, có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.

Không còn nữa khái niệm giới hạn Đắc nhân tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. Đắc nhân tâm của thời đại mới đòi hỏi sự hiện diện của cái Tâm, cái Tầm và cái Tài trong mỗi người chúng ta. Đắc nhân tâm trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng trong kỹ năng giao tiếp của Dale Carnegie.

Đắc nhân tâm – chìa khóa mở cánh cổng giao tiếp cho bạn

Nếu bạn là một người ngại giao tiếp và có kỹ năng giao tiếp kém vậy thì hãy đọc Đắc nhân tâm bởi lẽ trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra rất nhiều lời khuyên về cách ứng ứng xử và sử sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể nào đó. Từ khi xuất bản sách đến nay đã trải qua khoảng 80 năm tuy cách đối nhân xử thế và các tình huống trong cuộc sống có sự thay đổi biến hóa xong đắc nhân tâm vẫn là cuốn sách dạy kỹ năng giao tiếp được nhiều người lựa chọn và coi là cuốn sách gối đầu của mình.

1. Phần 1: Nghệ thuật ứng xử căn bản

1.1. Nguyên tắc 1: Không chỉ trích, oán trách hay than phiền

Đọc sách đắc nhân tâm bạn sẽ biết rằng những người mà bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn. Dù là tốt hay xấu, họ cũng tặng cho bạn được những kinh nghiệm sống hết sức là tuyệt vời. Chính vì vậy, bạn đừng nên lên án, chỉ trích hay là than phiền ai cả. Thậm chí, nếu như có ai đó đang làm tổn thương bạn, phản bội bạn, hay lợi dụng về lòng tốt của bạn thì xin hãy cứ tha thứ cho họ bởi vì có thể có chính nhờ họ mà bạn sẽ học được cách để khoan dung. 




1.2. Nguyên tắc 2: Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác

Đọc sách Đắc nhân tâm bạn sẽ biết khen ngợi và cảm ơn những người xung quanh là một cách chân thành chính là như chiếc đũa thần để tạo nên được những tình thân ái và là những nguồn động viên tinh thần to lớn. Đó chính là niềm vui rằng với mỗi người đang đều được quan tâm, công nhận và được yêu thương. Mỗi người đều được khen ngợi một cách chân thành sẽ tự nhiên được sửa đổi hết những tính xấu và rồi để trở nên được hoàn thiện hơn. 


1.3 Nguyên tắc 3: Gợi cho người khác có ý muốn để thực hiện được điều mà bạn muốn họ làm  

Đọc sách Đắc nhân tâm bạn sẽ biết rằng Dễ khi nhận được nhưng lại khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về những người khác nhưng lại là khó là khi đem tặng cho họ những niềm tin. Dễ là khi dập tắt đi những ước mơ của người khác và khó đó là khi gợi cho người khác được một mong muốn tha thiết nhất. Vậy tại sao chúng ta không làm bởi một điều “khó” mà có hiệu quả thật tốt như để khơi gợi mong muốn thiết tha một con người? 


2. Phần 2: Sáu cách tạo thiện cảm

2.1. Nguyên tắc 4: Thật lòng quan tâm đến người khác


Khi đọc sách Đắc nhân tâm bạn sẽ biết rằng sự quan tâm chân thành đến những người khác sẽ tạo ra được những phép màu. Phép màu ấy sẽ không chỉ dành cho những người khác mà đó còn dành đến cho chính bạn. Hãy luôn nhớ rằng bạn có 2 cánh tay: một để tự giúp mình và một đó là để giúp người khác. 

2.2. Nguyên tắc 5: Hãy mỉm cười

Khi đọc sách Đắc nhân tâm bạn sẽ biết rằng nụ cười không tốn kém mà nó đem lại được rất nhiều thứ. Nụ cười không chỉ để làm giàu cho người nhận mà còn cho cả những người cho. Nụ cười xuất hiện ngay trong nháy mắt nhưng có thể để lại được những dấu ấn suốt đời Không có ai giàu có mà lại thiếu nụ cười. Người nghèo khổ cũng sẽ trở nên giàu có hơn khi nhờ có nụ cười. Nụ cười đem đến những hạnh phúc trong gia đình, mang lại được những cảm hứng thiện chí trong công việc và để làm ấm áp thêm tới tình bạn. Nụ cười chính  là chốn nghỉ ngơi cho những con người mệt mỏi, là ánh sáng ban mai để cho những người nản chí, là tia nắng mặt trời cho những người luôn buồn tủi và cũng là thuốc giải độc tốt nhất cho những hoài nghi, lo lắng và cả sợ hãi. Nụ cười không thể mua, xin, vay mượn hay để cướp đoạt bởi vì chính nó mới chỉ có những giá trị khi con người ta chân thành thiện ý trao tặng cho nhau. Và nếu như trong những giây phút mua sắm tất bật tới cuối cùng của bạn, nếu như một vài nhân viên của chúng tôi đã quá mệt mỏi khi không nở một nụ cười để tặng bạn.

Bạn hãy có thể rộng lượng gửi tặng đến cho họ được một nụ cười của chính bạn hay là không? Vì sẽ không ai cần có một nụ cười nhiều bằng những người đã không còn có một nụ cười nào nữa để có thể cho đi. Đừng quên rằng hãy luôn mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của chính bạn mang lại những hạnh phúc cho mọi người xung quanh và do đó cũng mang lại được những hạnh phúc cho chính bản thân của bạn. Hãy cùng mỉm cười với nhau dù rằng đó chỉ là người bạn mà chưa quen biết. Nụ cười ấy sẽ soi chiếu đến được những góc khuất của tâm hồn kia và sẽ làm bừng sáng được cả những nơi tăm tối nhất . 

2.3 Nguyên tắc 6 : Luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm , thân thương và quan trọng nhất đối với họ

Đọc sách Đắc nhân tâm bạn sẽ biết rằng tất cả những thói quen tốt này chúng ta đều rất cần có được khoảng thời gian để có thể rèn luyện và để phát triển. Chúng ta cần nhận ra được những điều kỳ diệu ẩn hay chứa sau mỗi tên gọi của mỗi một con người. Và khi nhớ rằng đến mỗi cái tên, dù nó đơn giản đến đâu đều cũng chính là một điều quan trọng và cũng là niềm vui của chính người đó. Do vậy, thông tin mà chúng ta đang trao đổi, hay về những câu chuyện ở giữa hai bên, sẽ trở nên thật đặc biệt khi rằng chúng đều được lòng vào trong đó, tên của mỗi người mà chúng ta đều đang giao tiếp, cho dù rằng họ là ai, người. Hầu bạn hay là một vị Tổng giám đốc, cái tên đó vẫn luôn đem lại được những điều kỳ diệu khi mà chúng ta gọi đúng nó. Những đức tính tốt khi được phát triển và được rèn luyện từ rất nhiều những công sức và cả lòng quyết tâm .

2.4. Nguyên tắc 7: Biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về vấn đề của họ

Đọc sách Đắc nhân tâm, xin bạn hãy ghi nhớ câu này nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều. Và nguyên tắc nổi tiếng trong quản lý con người: “Mọi người thường sẽ không quan tâm đến bạn hoặc công việc của bạn cho đến khi họ biết rằng bạn đang quan tâm thật sự đến những vấn đề của họ. “Sự im lặng trong du dương hơn bất cứ bản nhạc nào" - Christina Rossetti “Càng trong tĩnh lặng, càng nghe được nhiều” – Baba Ram Dass .


2.5. Nguyên tắc 8: Nói về điều người khác quan tâm

Đọc sách Đắc nhân tâm bạn sẽ biết rằng một lời nói bất cẩn và thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, sẽ gây ra bất hòa. Một lời độc ác thường có thể làm tổn thương một tâm hồn. Một lời cho đúng lúc có thể mang lại bình an. Một lời yêu thương sẽ có thể đem lại hạnh phúc thật sự. Và còn có những lời nói có thể cứu được cả một con người. 

2.6 Nguyên tắc 9 : Thật lòng làm cho người khác thấy rằng họ quan trọng

Đọc sách Đắc nhân tâm bạn sẽ biết rằng “Người có giá trị là người giúp cho đồng loại của mình được nhiều nhất. Làm cho những người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong các cách thức hữu ích nhất để giúp cho họ sống và làm việc tốt hơn. Lòng ham muốn sẽ được tỏ ra mình quan trọng là sự thôi thúc mạnh mẽ nhất ở trong bản chất con người” – John Dewey. 



3. Phần 3: 12 cách hướng người khác suy nghĩ theo bạn

Nguyên tắc 10: Cách giải quyết sự tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra. 

Nguyên tắc 11: Tôn trọng mọi ý kiến của người khác. Đừng bao giờ nói rằng:“Anh/Chị sai rồi!”. 

Nguyên tắc 12: Nếu như bạn sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắn để thừa nhận điều đó. 

Nguyên tắc 13: Luôn bắt đầu bằng thái độ thân thiện 

Nguyên tắc 14: Hỏi những câu hỏi khiến người khác đáp “vâng” tức thì 

Nguyên tắc 15: Để cho người khác cảm thấy họ là những người làm chủ cuộc nói chuyện 

Nguyên tắc 16: Để những người khác tin rằng chính họ mới chính là người đưa ra ý tưởng đầu tiên. 

Nguyên tắc 17: Thành thật khi nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của những người khác. 

Nguyên tắc 18: Đồng cảm với sự mong muốn của người khác. 

Nguyên tắc 19: Khơi gợi được sự cao thượng nơi người khác 

Nguyên tắc 20: Biết trình bày các vấn đề một cách sinh động. 

Nguyên tắc 21: Biết khơi gợi về tinh thần vượt lên thử thách. 


4. Phần 4: Chuyển hoá người khác mà không gây ra sự chống đối hay oán giận

Nguyên tắc 22: Bắt đầu một câu chuyện bằng lời khen ngợi chân thành. 

Nguyên tắc 23: Góp ý về sai lầm của người khác một cách gián tiếp. 

Nguyên tắc 24: Hãy xem xét mình trước khi phê bình người khác. 

Nguyên tắc 25: Gợi ý cho người khác, thay vì ra lệnh. 

Nguyên tắc 26: Biết giữ thể diện cho những người khác. 

Nguyên tắc 27: Thật lòng khen ngợi về sự tiến bộ, dù nhỏ nhất, ở người khác.

Nguyên tắc 28: Khen ngợi làm cho người khác sống xứng đáng với lời khen đó.

Nguyên tắc 29: Khuyến khích, mở đường cho những người khác sửa chữa lỗi lầm. 

Nguyên tắc 30: Tôn vinh người khác, làm họ vui vẻ thực hiện đề nghị của bạn. 


III. Những giá trị trường tồn trong sách Đắc Nhân Tâm

Những giá trị trường tồn trong sách Đắc Nhân Tâm Những giá trị trường tồn trong sách Đắc Nhân Tâm


1. Nội dung sâu sắc

Thứ nhất, bạn phải công nhận rằng Đắc Nhân Tâm là một cuốn sách có giá trị nội dung vô cùng sâu sắc. Cuốn sách đặt vấn đề và giải quyết 1 vấn đề mà ở thời đại nào cũng quan tâm – đó chính là xây dựng các mối quan hệ. Tạo nên các mối quan hệ bền vững chính là xu hướng xây dựng xã hội tương lai – đó là một điều nên được chú trọng với bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào. 


2. Minh họa thực tế, sinh động

Thứ hai, với một vốn sống và kinh nghiệm làm việc vô cùng phong phú của tác giả Dale Carnegie đã đem lại những câu chuyện đời thực vào những quyển sách hay mỗi ngày - sách Đắc nhân tâm và trở thành các minh họa sinh động cho người đọc. Những câu chuyện giống như mảng màu đa sắc trong một bức tranh truyền dạy về phong cách sống và giúp tạo dựng những mối quan hệ.

Nếu bạn không phải người từng trải, chắc chắn là tác giả không thể phân tích những câu chuyện thường ngày dưới góc nhìn đa chiều như vậy. Điều thú vị nhất ở đây là, những câu chuyện được đưa vào cuốn sách đắc nhân tâm đều rất đơn giản vì nó được làm từ các chất liệu thực của đời sống.


3. Câu trả lời cho những vấn đề thường ngày

Thứ ba, cuốn sách Đắc Nhân Tâm đã giúp người đọc có định hướng suy nghĩ, từ đó gỡ rối được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Sách Đắc Nhân Tâm giống như một cái thang giá trị giúp chúng ta đo đếm xem bản thân đã thực sự làm tốt trong những cuộc ứng xử ở đời thường, là câu trả lời cho các tình huống khó xử thường ngày xích mích với các đồng nghiệp, làm phật lòng người thân hoặc trở ngại khi không dám giao tiếp. Đơn giản hơn, nó cũng là lời cổ vũ giúp cho chúng ta cư xử đẹp hơn với mọi người, khiến chúng ta được mọi người công nhận và họ ngày càng yêu quý.


Đắc nhân tâm – cuốn cẩm nang thu phục lòng người

Không chỉ giới hạn ở việc đưa ra những lời khuyên trong giao tiếp mà đắc nhân tâm còn cung cấp cho bạn những nghệ thuật giúp thu phục lòng người, trong đó phải kể đến những phương thức khiến cho người giao tiếp với bạn cảm thấy yêu quý bạn thông qua sự tinh tế, sự khôn khéo trong quá trình giao tiếp.

Trong cuốn sách đắc nhân tâm tác giả Dale Carnegie đưa ra tất cả 30  nguyên tắc trong giao tiếp. Nếu bạn chỉ đọc cuốn sách này một lần bạn chỉ nghĩ nó là những quy tắc, quy định trong giao tiếp bình thường. Nhưng những ai hiểu và cảm nhận sâu sắc nó thì đây chính là ba mươi câu chuyện, ba mươi bài học đạo lý. Mỗi một nguyên tắc là một triết lý nhân sinh sâu sắc.

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu nói trong cuộc đời mỗi con người những người mà chúng ta tiếp xúc đều là do duyên phận mà thành, dù ít hay nhiều xuất hiện trong cuộc đời bạn thì mỗi một người bạn gặp sẽ đều có ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bạn. Dù tốt hay xấu, những người đó đều dạy cho bạn những bài học nhất định, những kinh nghiệm sống vô cùng tuyệt vời. Chính vì vậy, đừng lên án, chỉ trích hay than phiền bất kỳ ai. Kể cả họ có làm tổn thương, phản bội hay lợi dụng bạn thì cũng hãy tha thứ cho họ. Bởi vì có thể nhờ bạn mà họ học được cách khoan dung. Đóng một chiếc đinh vào tấm ván rất dễ nhưng khi nhổ chiếc đinh ra làm sao để tấm ván còn nguyên vẹn lại là một điều không tưởng. Vì vậy, đừng chỉ trách, oán trách hay than phiền về bất cứ ai, bất cứ điều gì cả – đó cũng là nguyên tắc vàng số 1 của Dale Carnegie.

 Đắc nhân tâm – cho là nhận – dám thành công

Không chỉ là cuốn sách dạy bạn kỹ năng về giao tiếp mà Đắc nhân tâm còn là tập hợp những truyện ngắn, xoay quanh một nhân vật đang đi tìm con đường để đi tới thành công Là cuốn cẩm nang mang đến cho bạn ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Giống như câu “ cho là nhận, dám thành công”

Theo như lời của độc giả Nguyễn Huy Hùng ”Cuốn sách chính là thái độ và ý chí vươn đến thành công trong cuộc sống của bản thân tác giả. Tác giả sẽ truyền đạt cho chúng ta thấy cách thức thành công, thái độ, ý chí của chúng ta đối với thành công như thế nào để đạt được thành công của mình! Bạn muốn thành công trước tiên phải biết ước mơ của mình là gì sau đó phải kiên trì theo đuổi nó, dám nghĩ dám làm và dám thành công”



Một số trích dẫn hay trong sách

Biết tin tưởng vào bản thân: Hình ảnh của bản thân bạn phản ánh những điều mà người khác tin tưởng bạn dựa trên năng lực của bạn. Bạn nên tin tưởng vào những khả năng của mình. Bạn nên biết rằng tất cả mọi vấn đề đều có cách giải quyết của chúng. Hãy là người luôn tin tưởng vào bản thân mình. Không nên trông chờ người khác sẽ giải quyết công việc cho bạn. Thử thách chính bản thân mình sẽ giúp bạn có nhiều tiến bộ hơn là việc chỉ cạnh tranh với những người khác. Bạn phải luôn có động lực muốn làm việc. Hãy thật thiết tha với tương lai rực rỡ đang chờ phía trước của mình. Hãy tự tạo nên sự khởi đầu cho bản thân. Và hãy chuẩn bị tinh thần để có thể chịu đựng được những thử thách sau này trong cuộc sống.

Theo đuổi những chuẩn mực cao cả: Hãy tìm ra những gì là ưu điểm nhất của bạn và làm mọi việc để có thể đạt tới mức độ cao nhất đó. Bạn hãy tự hào về sự chính trực, tính thành thật và niềm tin vào sự công bằng của mình. Hãy nhớ rằng nói dối sẽ chỉ dẫn đến nói dối nhiều hơn mà thôi. Vì thế cam kết luôn làm hết khả năng của mình mà bạn đã hứa với bản thân đem lại nhiều ích lợi cho những ai gặp gỡ và làm việc với bạn. Bạn không nên từ bỏ những nguyên tắc và tiêu chuẩn cốt lõi của cá nhân mình.



Được tạo bởi Blogger.